Trong đó,ườnquốcgiaLòGòtyle keo88 có khách tham quan về nguồn - thăm lại chiến trường xưa, bởi một phần diện tích của VQG là Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Số khách còn lại, lên đến 60- 70% chính là khách trẻ, tìm hiểu về hệ sinh thái của cánh rừng đa dạng sinh học và du lịch để trải nghiệm các tour xuyên rừng.
Ở VQG này, có hai mảng công việc để phân công cho chuyên viên và nhân viên. Chuyên viên (10 người) sẽ chuyên về việc hướng dẫn cho du khách tham quan, nhân viên (hơn 100 người) phụ trách tuần tra và chăm sóc vườn.
VQG Lò Gò - Xa Mát được thành lập ngày 9.8.1986 với tiền thân là hai lâm trường Hòa Hiệp và Tân Bình. Sau khi nhận thấy Lò Gò là rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái đa dạng, Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập VQG Lò Gò – Xa Mát với diện tích ban đầu là 10 ngàn ha. Đến năm 2020, vườn được mở rộng trên cơ sở sáp nhập thêm Khu rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc (Căn cứ Trung ương Cục) nên vườn có diện tích hơn 30 ngàn ha như bây giờ (tọa lạc trên 6 xã của huyện Tân Biên gồm: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây, Thạnh Bình và Thạnh Bắc).
Vườn đón chúng tôi bằng tiếng oành oành… oành oành… đầy hứng khởi của cây cầu sắt tên Tà Xia để "qua cửa" bước vào rừng. Con đường đất đỏ bằng phẳng sáng hôm ấy rập rờn bao cánh bướm.
Mùa mưa khiến những phiến lá non đã vút lên khỏi cánh tay già cỗi của cành cây mẹ. Để rồi màu hồng đỏ của lá trường, màu nõn xanh của lá nhãn, màu nâu nhạt của lá xoài…, bên cạnh những cánh bướm trắng, vàng, đen, xanh xám, chấm bi… đã làm nên bức tranh tuyệt mỹ, bừng sáng cả góc rừng.
Chúng tôi đã làm một "tour ngược": đáng ra sau khi vào cửa rừng sẽ ghé trạm dừng chân Đa - Ha, thăm quần thể suối - cầu ở đây rồi mới lên cây di sản hơn 200 tuổi, rồi lên tháp canh 33 m, trảng cỏ Tà Nốt… Nhưng chúng tôi chọn đi xa trước, rồi về gần để kết thúc chuyến xuyên rừng.
Anh Nguyễn Duy Kỳ, chuyên viên của vườn hôm ấy làm nhiệm vụ hướng dẫn cho chúng tôi. Anh Kỳ vốn là một cán bộ của ngành văn hóa thông tin, vì quá yêu rừng nên cuối năm 2012 anh đã chuyển công tác về VQG Lò Gò-Xa Mát cho đến nay.
Anh Kỳ, với chiếc áo xanh đồng phục của chuyên viên VQG với cánh hoa dầu trà beng trên ngực đã thấm đẫm mồ hôi sau hàng chục km xuyên rừng, cho biết mình "cũng hơi mệt" do 3 ngày cuối tuần phải hướng dẫn đến mấy tour cho du khách. Thế nhưng nói mệt, mà lúc thuyết minh về rừng, về cây, trông anh vẫn đầy hào hứng, say mê.
Ở tháp canh 33 m này, nhiệm vụ chính là để nhân viên vườn trực chống cháy. Tháp gồm 7 tầng và 140 bậc, từng nấc thang bước lên tháp tạo cho du khách từng cảm xúc khác nhau. Lên cao hơn, nhìn xa hơn, gió mát hơn, thấy quê hương mình gấm vóc bát ngát hơn… Từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy trảng cỏ Tà Nốt mùa mưa là nơi tích nước cho cả vườn, mùa nắng ánh lên màu vàng như mật đẹp ơi là đẹp. Xen kẽ giữa trảng cỏ này là những đường đất cày trắng lên mà không hề có cỏ hay có nước. Đó chính là những "đường băng chống cháy" để nếu xảy ra sự cố thì cũng có khoảng cách với nhau mà không gây cháy liên hoàn, và cũng là nơi để nhân viên chăm sóc vườn làm công tác phòng cháy chữa cháy.
Con đường từ tháp canh trở về trạm Đa - Ha phải qua cây di sản Vên Vên (được công nhận năm 2016) hơn 200 tuổi, đường kính bằng ba vòng tay ôm của người trưởng thành.
- Điều kiện nào để cây được công nhận là "cây di sản" ạ? Chúng tôi hỏi.
- Đó là cây phải từ 200 tuổi trở lên, chiều cao phải từ 40 m trở lên, đường kính phải từ 2 m trở lên. Anh hướng dẫn viên cho biết.
"Thần cây" Vên Vên hôm nay vẫn hiên ngang trong cái nắng biên giới dù hôm qua trời đã đổ một cơn mưa rất to. Ưu điểm của Tây Ninh là vậy, chiều tối hôm trước có thể mưa nhiều như trút nước, nhưng hôm sau nắng lên là mọi vật khô ráo như vừa tắm gội chứ không vương chút bùn sình nào.
Đường trở về phải qua cầu Tân Phú mới vào Trạm Đa - Ha. Chiếc cầu gần 50 năm tuổi cứ xùng xoèng… xùng xoèng… mỗi khi xe máy, xe tải đi qua. Mà xe tải đi suốt ấy chứ, vì đó là cây cầu duy nhất để các loại xe qua cửa khẩu Tân Nam về hướng nước bạn mà thu mua hàng nông sản. Hoặc từ nước bạn chở nông sản, trái cây về Việt Nam cho việc buôn bán.
Trạm Đa - Ha là một quần thể đẹp, có trạm dừng chân phục vụ ăn uống, có nhà nghỉ cho du khách, có suối mát để khách tham quan nghe tiếng róc rách suốt ngày, có nhiều cây gùi, dây gấm đan xen thành những dây leo như chiếc võng cho du khách ngả lưng mà lưu lại những bức ảnh thật "chill".
Đặc biệt suối Đa - Ha này là nơi soạn giả cải lương Trần Hữu Trang hy sinh trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ông có những tác phẩm để đời như Lan và Điệp, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt… mà cho đến bây giờ lớp người trung niên trở lên đều nhớ rõ, hát được.
Anh Phạm Xuân Thành - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ môi trường rừng đón chúng tôi bằng cái bắt tay thật chặt vì cũng mấy năm rồi mới gặp lại nhau. Chỉ tay về những cây xoài tím đang cho quả tròn đầy, những giò phong lan đang cho hoa tím ngát cả góc rừng này, anh Thành bảo đó là công sức của anh em nhân viên VQG.
Chúng tôi hỏi về lương bổng của chuyên viên cũng như nhân viên nơi đây, anh Thành cho biết, tùy thâm niên công tác và vị trí công việc sẽ có những mức khác nhau, nhưng nói chung là sống được chứ chưa dư dả.
Dù vậy, các chuyên viên và nhân viên của VQG Lò Gò - Xa Mát không quản ngày đêm để chăm sóc rừng, giữ rừng, bảo vệ 20 km đường sông biên giới, 50 km đường rừng cùng 934 loài thực vật, gần 200 loài động vật của "lá phổi miền Nam" xanh mát này.
Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.
Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendong
Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.